Nghệ thuật Tranh cát (Sand paintings) đã có từ rất lâu đời, ở một số nền văn minh cổ, tranh cát dùng để chữa bệnh và một số nghi thức tôn giáo...Giống như một số bộ môn nghệ thuật thuật khác, tranh cát cũng có những biến thể nhằm phù hợp với lối sống và thị hiếu thưởng thức giải trí của một bộ phận công chúng.
Vẽ trên cát : Phổ biến là hình thức thể hiện những hình ảnh, thông điệp trên mặt cát tự nhiên như bãi biển, sa mạc...Với khoảng không gian rộng lớn như vậy nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải chọn đề tài và hình thức thể hiện cô đọng súc tích, cộng với một khả năng bao quát tốt, tác nghiệp nhanh, tác phẩm sẽ tạo được sự hoành tráng và tác dụng thị giác tức thời.
Sand Paintings ra đời trong bối cảnh đời sống xã hội công nghiệp phát triển cao, bằng khả năng hình họa vững vàng, thao tác nhuần nhuyễn cộng với gương mặt biểu cảm và chuyển động hai cánh tay như múa, lối tư duy diễn hình biểu ý, bằng những hình vẽ mang tính cách điệu, tối giản, uyển chuyển, biến hóa kết hợp cùng âm nhạc những nghệ sĩ tài hoa (như hai gương mặt tiêu biểu là Ilana Yahav và Kseniya Simonova) đã tạo cho khán giả những điều hết sức bất ngờ từ những hạt cát vô tri mọi ngày vẫn âm thầm dưới mỗi bước ta đi...
Vẽ Tranh Cát Động (Để phân biệt với loại hình vẽ tranh cát tĩnh mà các nghệ nhân như Ý Lan, Cát Tiên Sa... đang thực hiện).
Phương tiện để thể hiện nghệ thuật Sand Paintings cũng đòi hỏi người chơi phải tìm tòi sáng tạo, để tạo cho mình một bộ đạo cụ ưng ý nhất. Trải qua nhiều thử nghiệm, cải tiến giờ tôi đã có tới 4 cái hộp tranh cát. Gọn nhẹ, tiện lợi bởi thiết kế với khung nhôm định hình, hệ thống ánh sáng đèn led chế độ chiếu sáng đa điểm, với mainboard lập trình sẵn, chạy stram màu hoặc đơn màu đều tốt. Chế độ điều khiển bằng tay hoặc trình tự động đều được. Nhờ trợ diễn ngồi sau cánh gà thao tác bảng điều kiển ánh sáng, tôi rảnh cả hai tay, thoải mái phiêu.
Tất nhiên còn phải có camera thu hình từ hộp vẽ, tín hiệu từ camera qua máy chiếu phóng lên màn hình thì khán giả mới coi được. Cái vụ mua camera, nhờ trao đổi với hai người bạn yêu mến bộ môn này Trí Đức & Phan Vũ nên tôi cũng bớt đi được một khoản tiền "ngu" đáng kể mà lại mua được cái camera đúng cho công việc của mình.
Tùy hoàn cảnh tôi sẽ chọn mang theo hộp nào để thích hợp với đêm diễn
Chỉ việc rải cát lên mặt hộp bạn sẽ cuốn hút với trò nghịch ngợm này !
Vẽ sơn dầu thì phải có cọ, có sơn tuýp, có giá vẽ, khung tranh vải bố...Saind Paintings cát là vật liệu chính, mười ngón tay với cả hai bàn tay là những cây cọ cho người diễn viên biến hóa với đường nét bố cục.
Nghe nói cát, hẳn mọi người ai cũng nghĩ : Cát là thứ ở đâu chả gặp, kiếm ở đâu chẳng có. Nhưng cát đạt chuẩn cho nghệ thuật trình diễn lại là vấn đề khác. Tôi đã thử nghiệm rất nhiều loại cát: Từ cát để tô tường ngoài cửa hàng vật liệu xây dựng, đến thứ cát để các nghệ nhân vẽ tranh cát tĩnh đều không được. Chuyển qua dùng cát trong công nghệ thổi cát làm sạch bề mặt của nhà máy đóng tàu cũng không xong. Phải nhờ người nhà ở quê vùng Hải Hậu - Nam định gửi vào Sài Gòn cho, qua vài khâu sàng lọc, xử lý cuối cùng cũng được thứ cát mình cần : Hạt nó không to, khi phiêu lên mặt kiếng nó không nảy lên như Thị Nở dưới ánh trăng, khi đi nét nó giữ nguyên định dạng, khi tải nền muốn mỏng nó cho một lớp mờ như sương, muốn dày nó cho một background đen xốp ẩn hiện huyền bí. Túm lại cát quê tôi là nhất.
Các cụ bảo "nghề dạy nghề" quả không sai. Từ chỗ khi có đơn vị mời biểu diễn, mình ra điều kiện bên các anh chị phải lo phần nhạc giùm tôi. Bây giờ đỡ rồi! tôi đã có thể cover những bài nhạc từ vài phút tới vài chục phút, phù hợp với các chủ đề, chuyển đoạn có vẻ...êm, trước giờ cứ nghĩ mình thuộc loại "đàn gảy tai trâu"... he he.
Vẽ Tranh cát động nói vậy chứ cũng phê như con tê tê, thời lượng dành cho suất diễn chừng 5 đến 10 phút hoặc hơn tùy khách hàng yêu cầu. Bài diễn phải theo chủ đề nào đó, tùy vào sự kiện mà hình và âm nhạc phải thích hợp với : Khai trương, hội nghị khách hàng, khởi công, lễ hội...vv Miễn sao trong show diễn ngoài những hình ảnh mang tính art, phải có xuất hiện ít nhiều logo hoặc thông điệp của nhà tài trợ gửi tới người xem.
Bước chân vào cuộc chơi mới thấy "nghề chơi cũng lắm công phu" từ khâu chuẩn bị tới khâu action. Nói Nghệ thuật Tranh cát động là cuộc hôn phối thành công giữa Âm nhạc và Hội họa cũng không ngoa. Khi một hình ảnh xuất hiện lại được minh họa bằng một khúc nhạc, cùng lúc khán giả được tác động bằng cả thính giác và thị giác thì hiệu quả xúc cảm rất cao. Do tính mới lạ mà màn biểu diễn tranh cát luôn được khán giả quan tâm. Có khi xem qua màn chiếu chưa đã, người ta chen nhau vây quanh, thậm chí có khán giả nhí còn thọc tay vào tham gia trình diễn luôn.
Trào lưu nào rồi cũng đến lúc nhàm, nhưng hiện giờ trò này vẫn còn mới lạ, hấp dẫn chưa biết đến bao giờ khán giả sẽ quay lưng. Kệ ! mình chơi cái mình thích, có nhiều người thích giống mình, càng vui
Vài hình ảnh chụp được trong một số show diễn :
Tranh cát - Việt nam quê hương tôi |
Bức này thực hiện trong khoảng thời gian 2 phút. Khán giả nước ngoài có vẻ rất thích
Tranh cát - Thiên Nga 1 |
Tranh cát - Thiên Nga 2 |
Tranh cát - Thiên Nga 3 |
Serials 3 hình Thiên Nga nói trên tôi thực hiện trong thời gian 20 giây. Các bức vẽ có stram màu khác nhau là nhờ hiệu ứng ánh sáng của hệ thống đèn led được thiết kế trong hộp luân phiên đổi màu.
Tranh cát - Chim Hòa Bình 1 |
Tranh cát - Chim Hòa Bình 2 |
Cặp chim Hòa Bình đang tung cánh này cũng vậy. Hiệu ứng ánh sáng cho ta nhiều thú vị.
Bức này thực hiện trong 15 giây. Những cây cỏ bông lau rạp mình trong gió, vài cách chim mải miết bay, với hiệu ứng ánh sáng khán giả có thể hình dung đây là khung cảnh buổi sáng sớm, hay một buổi chiều hoàng hôn chạng vạng.
Tranh cát - Bầy chim |
Bức này thời gian thực hiện lâu hơn vì vẽ hình dương bản
Tranh cát - Hạnh phúc |
Tranh cát - Sư tử hống |
Sư tử 3
Love story
Hình ảnh một số show diễn đã thực hiện
Tập đoàn Bachy Soletanche thành lập từ 1927 là tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực nền móng với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động, có hơn 9.000 nhân viên từ 60 quốc gia khác nhau và công trình tại hơn 100 nước trên khắp thế giới với doanh thu năm 2008 là hơn 2 tỉ USD. Trụ sở chính đặt tại pháp. Nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập tại Việt Nam, họ đã tổ chức tại khách sạn Inter Continental Asiana Sai Gon
Tranh cát - Hình ảnh Tòa nhà Điện Lực do cty xây dựng
Thông điệp của cty
Cuối buổi diễn chụp hình lưu niệm với Ms. Kim Duyên giám đốc cty tổ chức sự kiện DSM Communication
Hãng thuốc lá Caraven được thành lập từ năm 1861 tại Anh quốc
Chính thức có mặt tại Việt Nam năm 1988. Tại Khách sạn Diamond Award Ceremony hãng đã tổ chức chào mừng 150 năm này thành lập hãng và 23 năm ngày có mặt tại VN
"Welcome to Diamond Award Ceremony !" Thông điệp được viết bên ngược, bên xuôi bằng cả hai tay cùng một lúc
Logo của cty
Thể hiện hình ảnh maly
Tập đoàn siêu thị điện máy Ebest khai trương chi nhánh thứ 5 tại 70 Lữ Gia, phường 15, quận 11, TP HCM
Hợp đồng biểu diễn 1 show
Nhưng sau đêm biểu diễn đầu tiên bên khách hàng ký luôn 4 show
Có dịp xem Kỷ lục gia Mai Đình Tới trổ tài, bái phục đàn anh !
Kỷ lục gia : "Chú chụp với anh một kiểu nào!"
"Vậy anh cho em mượn cây đàn Pô xe, em khè tý...!"
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tranh cát động trên cát phương tiện thông tin đại chúng :
Bài đăng trên tạp chí Thời Nay của báo Nhân Dân
Nhân sự kiện " Chào Mừng Năm mới - 2013" diễn ra tại Quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội. Sau khi Thế Nhân trình diễn xong tiết mục Tranh cát động "Hồng Hà Tự Khúc" hoạ sĩ đã được một số báo thường trú trên địa bàn phỏng vấn.
Báo Nhân dân với ấn phẩm Ngày Nay đã có bài viết về nghệ thuật Tranh cát động với hoạ sĩ Thế Nhân
Trang bìa của ấn phẩm
Bài viết của tác giả
Lạ lùng tranh cát Thế Nhân
HOÀNG HOA
Không phải tranh cát tĩnh với tác phẩm có thể đóng khung giữ gìn, trưng bày, nghệ thuật tranh cát động mà Thế Nhân theo đuổi là kiểu trình diễn tại chỗ để rồi … xóa đi nhưng những ấn tượng sẽ tác động trực tiếp tới người xem, đòi hỏi ở nghệ sĩ sự ngẫu hứng, trí tưởng tượng phong phú và thao tác linh hoạt.
Vài năm trước, có người bạn gửi một đường link, và giục giã: Cậu nên xem! Anh tò mò lắm! Hóa ra là một đoạn video clip với màn trình diễn tranh cát động của nữ nghệ sĩ Kseniya Simova trong cuộc thi tìm kiếm tài năng Ukraine’s Got Talent 2009. “Nội dung của tiết mục nói về một phần cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân đất nước Nga Xô – Viết. Đoạn video clip thật sự đã thuyết phục tôi”, họa sĩ Thế Nhân nhớ lại.
Đã trải nghiệm với tranh sơn dầu, điêu khắc, body painting, air brush art … và cả với tattoo, thể loại nào Thế Nhân cũng đã ghi được một ít “cái tôi”. Nhưng đến tranh cát động, họa sĩ đã bị ám ảnh. Nó cuốn hút anh ở sự đơn giản của hình họa, lối thể hiện ước lệ nhưng tính biểu cảm cao, thủ pháp bất ngờ ngẫu hứng. Anh nói: “Nó như một trò chơi con trẻ, hình ảnh được thể hiện có vẻ tùy tiện không tuân theo một luật lệ quy tắc nào, nhưng thật ra những chi tiết bố cục hỗn mang có vẻ phi truyền thống đó đã được người vẽ “bài binh bố trận” để dẫn dắt người xem đến những bất ngờ có chủ đích. Cái khác biệt của nghệ thuật tranh cát động chính là ở vật liệu, phương thức thể hiện, tốc độ mỗi frame hình được tạo ra chỉ trong mấy giây bằng vài động tác: Di, gạt, rắc, gảy, chấm của mười đầu ngón tay trên nền cát.
Một hộp đèn, vài ký cát được sàng lọc, xử lý sơ sơ cộng chút đam mê là có “tác phẩm” như một khuôn hình cho người làm lẫn người xem ngắm chơi chơi. Nhưng để vươn tới một màn trình diễn nghệ thuật với đòi hỏi phải lưu lại ấn tượng nhất định, lại là thử thách. Nghệ sĩ phải tạo ra một loạt các hình ảnh được thể hiện liên tục và xuyên suốt có tính chuyển động. Và phải có kịch bản cho “câu chuyện” ấy một cách logic với thứ tự và sự gắn kết về ý nghĩa của các hình ảnh. Gây cảm giác “đứt mạch”, có thể coi như một thất bại! Thế Nhân nhấn mạnh, nghệ thuật này kết hợp giữa nhạc và họa, không có nhạc thì tranh cát động không còn hấp dẫn nữa, cho nên chọn bản nhạc và xử lý bản nhạc cho phù hợp với nội dung tiết mục cũng không kém quan trọng. Cho nên, tay nghề hình họa, khả năng sáng tạo, kỹ thuật linh hoạt, cộng với khiếu cảm thụ âm nhạc tốt để có thao tác hài hòa, ăn ý, tai nghe nhạc và tay “múa” trên mặt cát, khi khoan thai, lúc sôi nổi, bùng phát. Những tố chất này mới gom lại thành nghệ sĩ tranh cát động tài hoa.
Và cũng thú vị khi nhìn qua vóc dáng họa sĩ Thế Nhân, có thể không ít người thấy … “so le”, vì trông anh thật … “tròn trịa”, lại râu ria rất đỗi hảo hán chứ không được mềm dẻo cho lắm! Nhưng mọi e ngại sẽ tan đi khi người ta nhìn anh “múa” cùng cát để lần lượt và nhanh chóng dưới đôi bàn tay, hiển hiện những hình thù sinh động. Đêm 31-12-2012 vừa qua, tại quảng trường trước Nhà hát Lớn Hà Nội, Thế Nhân trình diễn vẽ minh họa cho bài hát “Hồng Hà tự tình khúc” trong chương trình lễ hội Chào mừng năm mới. Lịch diễn của anh trong tháng 01 và 02-2013 đã gần kín. Sau đó, anh cho biết, sẽ tiếp tục luyện tập các kỹ năng và phổ biến kinh nghiệm cho một số thành viên CLB tranh cát động, những người đam mê môn nghệ thuật độc đáo này.
Đã trải nghiệm với tranh sơn dầu, điêu khắc, body painting, air brush art … và cả với tattoo, thể loại nào Thế Nhân cũng đã ghi được một ít “cái tôi”. Nhưng đến tranh cát động, họa sĩ đã bị ám ảnh. Nó cuốn hút anh ở sự đơn giản của hình họa, lối thể hiện ước lệ nhưng tính biểu cảm cao, thủ pháp bất ngờ ngẫu hứng. Anh nói: “Nó như một trò chơi con trẻ, hình ảnh được thể hiện có vẻ tùy tiện không tuân theo một luật lệ quy tắc nào, nhưng thật ra những chi tiết bố cục hỗn mang có vẻ phi truyền thống đó đã được người vẽ “bài binh bố trận” để dẫn dắt người xem đến những bất ngờ có chủ đích. Cái khác biệt của nghệ thuật tranh cát động chính là ở vật liệu, phương thức thể hiện, tốc độ mỗi frame hình được tạo ra chỉ trong mấy giây bằng vài động tác: Di, gạt, rắc, gảy, chấm của mười đầu ngón tay trên nền cát.
Một hộp đèn, vài ký cát được sàng lọc, xử lý sơ sơ cộng chút đam mê là có “tác phẩm” như một khuôn hình cho người làm lẫn người xem ngắm chơi chơi. Nhưng để vươn tới một màn trình diễn nghệ thuật với đòi hỏi phải lưu lại ấn tượng nhất định, lại là thử thách. Nghệ sĩ phải tạo ra một loạt các hình ảnh được thể hiện liên tục và xuyên suốt có tính chuyển động. Và phải có kịch bản cho “câu chuyện” ấy một cách logic với thứ tự và sự gắn kết về ý nghĩa của các hình ảnh. Gây cảm giác “đứt mạch”, có thể coi như một thất bại! Thế Nhân nhấn mạnh, nghệ thuật này kết hợp giữa nhạc và họa, không có nhạc thì tranh cát động không còn hấp dẫn nữa, cho nên chọn bản nhạc và xử lý bản nhạc cho phù hợp với nội dung tiết mục cũng không kém quan trọng. Cho nên, tay nghề hình họa, khả năng sáng tạo, kỹ thuật linh hoạt, cộng với khiếu cảm thụ âm nhạc tốt để có thao tác hài hòa, ăn ý, tai nghe nhạc và tay “múa” trên mặt cát, khi khoan thai, lúc sôi nổi, bùng phát. Những tố chất này mới gom lại thành nghệ sĩ tranh cát động tài hoa.
Và cũng thú vị khi nhìn qua vóc dáng họa sĩ Thế Nhân, có thể không ít người thấy … “so le”, vì trông anh thật … “tròn trịa”, lại râu ria rất đỗi hảo hán chứ không được mềm dẻo cho lắm! Nhưng mọi e ngại sẽ tan đi khi người ta nhìn anh “múa” cùng cát để lần lượt và nhanh chóng dưới đôi bàn tay, hiển hiện những hình thù sinh động. Đêm 31-12-2012 vừa qua, tại quảng trường trước Nhà hát Lớn Hà Nội, Thế Nhân trình diễn vẽ minh họa cho bài hát “Hồng Hà tự tình khúc” trong chương trình lễ hội Chào mừng năm mới. Lịch diễn của anh trong tháng 01 và 02-2013 đã gần kín. Sau đó, anh cho biết, sẽ tiếp tục luyện tập các kỹ năng và phổ biến kinh nghiệm cho một số thành viên CLB tranh cát động, những người đam mê môn nghệ thuật độc đáo này.
Họa sĩ Thế Nhân:
Vì tính mới lạ, nên nghệ thuật tranh cát động đang có vẻ “hot”, đặc biệt là trong các sự kiện có tính cộng đồng. Nghệ sĩ liên tục phải di chuyển từ nam ra bắc, trong khi đạo cụ khá cồng kềnh và dễ hư hỏng vì vậy tôi để luôn hai bộ ở TP. Hồ Chí Minh, một bộ ở Nha Trang và một bộ ở Hà Nội. Khi có chương trình, chỉ cần báo để người ta đưa bộ đạo cụ tới điểm trình diễn trước thời gian mở màn là có thể "vào cuộc".
Vì tính mới lạ, nên nghệ thuật tranh cát động đang có vẻ “hot”, đặc biệt là trong các sự kiện có tính cộng đồng. Nghệ sĩ liên tục phải di chuyển từ nam ra bắc, trong khi đạo cụ khá cồng kềnh và dễ hư hỏng vì vậy tôi để luôn hai bộ ở TP. Hồ Chí Minh, một bộ ở Nha Trang và một bộ ở Hà Nội. Khi có chương trình, chỉ cần báo để người ta đưa bộ đạo cụ tới điểm trình diễn trước thời gian mở màn là có thể "vào cuộc".
HOÀNG HOA
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong một dịp ra Hà Nội trình diễn hoạ sĩ Thế Nhân đã trả lời phỏng vấn một số báo chí. Sau đây là bài của tác giả Xuân Dương đăng trên trang SỨC KHOẺ & ĐỜI SỐNG cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế
http://suckhoedoisong.vn/20130223101012743p15c97/the-nhan-trinh-dien-tranh-cat-dong-nhu-nhap-dong.htm
Chủ Nhật, 24/02/2013 09:05
Chủ Nhật, 24/02/2013 09:05
Tranh cát động, một môn nghệ thuật đang bắt đầu được ưa chuộng, nhất là trong các cuộc trình diễn, các sự kiện, hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi nổi. Họa sĩ Nguyễn Thế Nhân là một trong những người đang say mê khám phá bản thân với nghệ thuật này.
Tranh cát động, một môn nghệ thuật đang bắt đầu được ưa chuộng, nhất là trong các cuộc trình diễn, các sự kiện, hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi nổi. Họa sĩ Nguyễn Thế Nhân là một trong những người đang say mê khám phá bản thân với nghệ thuật này.
Tranh cát động, một môn nghệ thuật đang bắt đầu được ưa chuộng, nhất là trong các cuộc trình diễn, các sự kiện, hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi nổi. Họa sĩ Nguyễn Thế Nhân là một trong những người đang say mê khám phá bản thân với nghệ thuật này.
Họa sĩ Thế Nhân sáng tác tranh cát động.
Anh đã đến với tranh cát động như thế nào?
- Cách đây vài năm, có người bạn share cho tôi một đường link. Đường link mà người bạn chia sẻ với tôi hóa ra là một đoạn video clip với màn trình diễn tranh cát động của nữ nghệ sĩ Kseniya Simova trong cuộc thi tìm kiếm tài năng Ukraine’s Got Talent 2009. Nội dung của tiết mục nói về một phần cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân đất nước Xô viết. Đoạn video clip thực sự đã thuyết phục tôi.
Với anh, tranh cát có những điểm gì lôi cuốn, hấp dẫn?
- Tôi đã trải nghiệm cảm xúc của mình qua nghệ thuật tạo hình với các thể loại như: sơn dầu, điêu khắc, body painting, air brush art… và cả với tattoo. Với thể loại nào cũng cố gắng thể hiện và ít nhiều đã ghi được một ít “cái tôi” trong đó.
Tranh cát động đến với tôi như một sự tình cờ từ một cú click chuột, kể từ đó, nó như một sự ám ảnh khôn nguôi bởi sự đơn giản của hình họa, lối thể hiện ước lệ nhưng tính biểu cảm cao, thủ pháp bất ngờ ngẫu hứng như một trò chơi con trẻ. Hình ảnh được thể hiện có vẻ tùy tiện, không tuân theo một luật lệ quy tắc nào nhưng thực ra, những chi tiết bố cục hỗn mang có vẻ phi truyền thống đó đã được người vẽ “bài binh bố trận” để dẫn dắt người xem đến những bất ngờ có chủ đích.
Để thực hiện một tác phẩm tranh cát động, anh đã phải công phu như thế nào?
- Vâng! Bộ môn nào cũng có cái dễ, cái khó. Cái dễ để có thể ai cũng tham gia được. Cái khó là để thử thách ai đó có ý định dấn thân. Nếu mục đích cho ra một khuôn hình để thưởng thức ngắm chơi thì cũng không có vấn đề gì, miễn là anh có một hộp đèn, vài ký cát được sàng lọc xử lý sơ sơ cộng chút đam mê là có tác phẩm rồi.
Còn việc trình diễn lại là khía cạnh khác. Tác phẩm tranh cát động thực ra là một loạt các hình ảnh được thể hiện liên tục và xuyên suốt có tính chuyển động (animation). Tùy vào “câu chuyện” cần kể mà người trình diễn phải xây dựng kịch bản sao cho logic. Ví dụ hình nào sẽ vẽ trước, hình nào sẽ xuất hiện sau, chi tiết của fame hình trước với fame hình sau có sự liên quan để khán giả không có cảm giác “đứt mạch”.
Ngoài ra, còn vấn đề bảo quản, vận chuyển nữa, chắc cũng không ít khó khăn?
- Vì tính mới lạ nên nghệ thuật tranh cát động đang có vẻ “hot”, đặc biệt là trong các sự kiện có tính cộng đồng. Các nghệ sĩ tham gia biểu diễn liên tục phải di chuyển từ Nam ra Bắc, đạo cụ phục vụ cho bộ môn này khá cồng kềnh và dễ hư hỏng, vì vậy, việc phải “tha” chúng lên xuống máy bay hay các phương tiện vận chuyển khác luôn là một trở ngại. Giải pháp tôi thực hiện là: TP.HCM để 2 bộ, Nha Trang để 1 bộ và Hà Nội để 1 bộ. Khi có show ở địa phương nào chỉ cần book vé máy bay rồi báo trước cho cơ sở ở đó chuẩn bị bộ đạo cụ đưa tới địa điểm đặt sẵn, đến giờ chạy demo, sau đó là yên tâm diễn.
Không ít người thường cho rằng những tác phẩm tranh sử dụng các loại nguyên vật liệu khác như cát, ngọc, đá quý, lá, đồng… thường thiên về tác phẩm, sản phẩm có tính thủ công mỹ nghệ. Ý kiến của anh về điều này?
- Tranh cát động đúng nghĩa không giống với tranh cát tĩnh hay những loại hình tranh khác, nó được sinh ra từ bàn tay, khối óc của chính người tạo ra nó. Ngay sau khi được trình diễn cho khán giả thưởng lãm, lập tức nó sẽ bị xóa đi. “Sản phẩm” sau đó chỉ còn lại là những thông điệp, những ấn tượng lưu lại nơi tâm thức người xem.
Do đặc thù của loại nghệ thuật này là sự kết hợp giữa nhạc và họa (không có nhạc thì tranh cát động không còn hấp dẫn nữa) cho nên chọn bản nhạc và xử lý bản nhạc cho phù hợp với nội dung tiết mục là một việc không kém phần quan trọng. Tác phẩm tranh cát động hay là tác phẩm mà người sáng tạo và thực hiện nó phải có tay nghề về hình họa vững vàng và một ít chất “nghệ” đủ để tai vẫn cảm được bản nhạc đang nghe mà đôi tay vẫn có thể múa cùng những hạt và phiêu với bài diễn đến giây cuối cùng.
Dịp xuân mới này, anh có những dự định gì với tranh cát?
- Năm 2013, mở đầu là chương trình “Hồng Hà tự khúc”, tôi được BTC chương trình lễ hội Chào mừng năm mới 2013 mời tham gia vẽ minh họa cho bài hát cùng tên tại quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Trong tháng 1 và 2/2013, lịch biểu diễn của tôi cũng gần kín. Sau khi hoàn thành các show diễn nói trên, tôi sẽ tiếp tục luyện tập các kỹ năng và phổ biến kinh nghiệm cho một số thành viên CLB Tranh cát động đam mê bộ môn nghệ thuật này.
Xin cảm ơn anh!
- Cách đây vài năm, có người bạn share cho tôi một đường link. Đường link mà người bạn chia sẻ với tôi hóa ra là một đoạn video clip với màn trình diễn tranh cát động của nữ nghệ sĩ Kseniya Simova trong cuộc thi tìm kiếm tài năng Ukraine’s Got Talent 2009. Nội dung của tiết mục nói về một phần cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân đất nước Xô viết. Đoạn video clip thực sự đã thuyết phục tôi.
Với anh, tranh cát có những điểm gì lôi cuốn, hấp dẫn?
- Tôi đã trải nghiệm cảm xúc của mình qua nghệ thuật tạo hình với các thể loại như: sơn dầu, điêu khắc, body painting, air brush art… và cả với tattoo. Với thể loại nào cũng cố gắng thể hiện và ít nhiều đã ghi được một ít “cái tôi” trong đó.
Tranh cát động đến với tôi như một sự tình cờ từ một cú click chuột, kể từ đó, nó như một sự ám ảnh khôn nguôi bởi sự đơn giản của hình họa, lối thể hiện ước lệ nhưng tính biểu cảm cao, thủ pháp bất ngờ ngẫu hứng như một trò chơi con trẻ. Hình ảnh được thể hiện có vẻ tùy tiện, không tuân theo một luật lệ quy tắc nào nhưng thực ra, những chi tiết bố cục hỗn mang có vẻ phi truyền thống đó đã được người vẽ “bài binh bố trận” để dẫn dắt người xem đến những bất ngờ có chủ đích.
Để thực hiện một tác phẩm tranh cát động, anh đã phải công phu như thế nào?
- Vâng! Bộ môn nào cũng có cái dễ, cái khó. Cái dễ để có thể ai cũng tham gia được. Cái khó là để thử thách ai đó có ý định dấn thân. Nếu mục đích cho ra một khuôn hình để thưởng thức ngắm chơi thì cũng không có vấn đề gì, miễn là anh có một hộp đèn, vài ký cát được sàng lọc xử lý sơ sơ cộng chút đam mê là có tác phẩm rồi.
Còn việc trình diễn lại là khía cạnh khác. Tác phẩm tranh cát động thực ra là một loạt các hình ảnh được thể hiện liên tục và xuyên suốt có tính chuyển động (animation). Tùy vào “câu chuyện” cần kể mà người trình diễn phải xây dựng kịch bản sao cho logic. Ví dụ hình nào sẽ vẽ trước, hình nào sẽ xuất hiện sau, chi tiết của fame hình trước với fame hình sau có sự liên quan để khán giả không có cảm giác “đứt mạch”.
Ngoài ra, còn vấn đề bảo quản, vận chuyển nữa, chắc cũng không ít khó khăn?
- Vì tính mới lạ nên nghệ thuật tranh cát động đang có vẻ “hot”, đặc biệt là trong các sự kiện có tính cộng đồng. Các nghệ sĩ tham gia biểu diễn liên tục phải di chuyển từ Nam ra Bắc, đạo cụ phục vụ cho bộ môn này khá cồng kềnh và dễ hư hỏng, vì vậy, việc phải “tha” chúng lên xuống máy bay hay các phương tiện vận chuyển khác luôn là một trở ngại. Giải pháp tôi thực hiện là: TP.HCM để 2 bộ, Nha Trang để 1 bộ và Hà Nội để 1 bộ. Khi có show ở địa phương nào chỉ cần book vé máy bay rồi báo trước cho cơ sở ở đó chuẩn bị bộ đạo cụ đưa tới địa điểm đặt sẵn, đến giờ chạy demo, sau đó là yên tâm diễn.
Không ít người thường cho rằng những tác phẩm tranh sử dụng các loại nguyên vật liệu khác như cát, ngọc, đá quý, lá, đồng… thường thiên về tác phẩm, sản phẩm có tính thủ công mỹ nghệ. Ý kiến của anh về điều này?
- Tranh cát động đúng nghĩa không giống với tranh cát tĩnh hay những loại hình tranh khác, nó được sinh ra từ bàn tay, khối óc của chính người tạo ra nó. Ngay sau khi được trình diễn cho khán giả thưởng lãm, lập tức nó sẽ bị xóa đi. “Sản phẩm” sau đó chỉ còn lại là những thông điệp, những ấn tượng lưu lại nơi tâm thức người xem.
Do đặc thù của loại nghệ thuật này là sự kết hợp giữa nhạc và họa (không có nhạc thì tranh cát động không còn hấp dẫn nữa) cho nên chọn bản nhạc và xử lý bản nhạc cho phù hợp với nội dung tiết mục là một việc không kém phần quan trọng. Tác phẩm tranh cát động hay là tác phẩm mà người sáng tạo và thực hiện nó phải có tay nghề về hình họa vững vàng và một ít chất “nghệ” đủ để tai vẫn cảm được bản nhạc đang nghe mà đôi tay vẫn có thể múa cùng những hạt và phiêu với bài diễn đến giây cuối cùng.
Dịp xuân mới này, anh có những dự định gì với tranh cát?
- Năm 2013, mở đầu là chương trình “Hồng Hà tự khúc”, tôi được BTC chương trình lễ hội Chào mừng năm mới 2013 mời tham gia vẽ minh họa cho bài hát cùng tên tại quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Trong tháng 1 và 2/2013, lịch biểu diễn của tôi cũng gần kín. Sau khi hoàn thành các show diễn nói trên, tôi sẽ tiếp tục luyện tập các kỹ năng và phổ biến kinh nghiệm cho một số thành viên CLB Tranh cát động đam mê bộ môn nghệ thuật này.
Xin cảm ơn anh!
Dương Xuân (thực hiện)
5 nhận xét:
- Ngôi nhà chung 12ADec 14, 2011 10:10 PMTrả lời
@Hienmax! nói nhỏ thôi,đôi mắt hình viên đạn của "sư tử 4" như cách đặt tên của em, là anh bị ám ảnh từ đâu đó. Ừ mà chú cũng có óc hài hước ghê chứ !
Trả lời
PS: Anh còn nợ chú cái ký họa !!!Có phải ai trong đời cũng một lần bị ám ảnh bởi một ánh mắt nào đó không nhỉ? Em cũng từng nhận ánh mắt như thế, đơn vị cũng tính bằng chục năm mà không bao giờ quên được!
Trả lời- HuongtramDec 29, 2011 05:23 AM
Hôm anh biểu diễn ở EBest, em có xem chương trình. Thật ấn tượng
Trả lời @Hương Trầm, Hương Trâm hay Hương Trảm...Cám ơn bạn đã comment, giá mà hôm ấy mình biết bạn là ai...