Leonardo da Vinci là danh họa toàn năng người Ý thời kỳ Phục Hưng, nghệ thuật của ông luôn được đánh giá như một bậc thầy, với những bí ẩn còn khiến nhân loại "đau đầu".
Nghệ thuật của Da vinci đạt tới sự hoàn mĩ giữa khoa học và nghệ thuật.
Một trong những lý do khiến những tác phẩm của da Vinci trở thành kiệt tác, kể cả những bức vẽ nghệch ngoạc trong cuốn sổ tay của mình là doông nghiên cứu giải phẫu một cách kỹ lưỡng và khoa học để thổi hồn vào tác phẩm của mình.
Thật khó có thể tin rằng vào thời đại mà Thiên Chúa và Giáo hội ngăn cầm việc nghiên cứu mổ xẻ con người.
Vì họ cho rằng làm như thế là xúc phạm tới Chúa trời, người tạo ra con người thì Leonardo da Vinci lại bí mật mổ xẻ tử thi trong những căn phòng bí mật.
Bức họa Monalisa nổi tiếng là kiệt tác vĩ đại mà Leonardo da Vinci để lại.
Sự khao khát được hiểu rõ bản chất khiến ông bất chấp những hậu quả tồi tệ nhất mà nó có thể mang lại. Chính điều này giúp ông thấu hiểu cơ chế vận động, hệ xương, cơ... những điều mà lúc bấy giờ ít ai biết được.
Ông trở thành người tiên phong trong môn giải phẫu học so sánh.
Ngoài ra ông còn là người đầu tiên vẽ các bộ phận theo mặt cắt, vẽ chi tiết các bộ phận của người và một số động vật. Chính nghệ thuật đưa ông tới khoa học và ngược lại khoa học giúp ông đưa nghệ thuật tới sự hoàn hảo.
Ngay cả những bức vẽ nguệch ngoạc trong cuốn sổ tay của ông cũng mang một sức sống như thật.
Bên cạnh những cố gắng và quá trình học tập không ngừng nghỉ thì thiên phú đã giúp ông có được những năng lực khó ai sánh bằng.
Thật khó tin rằng một nhà khoa học và nghệ thuật như ông cũng là một vận động viên đấu kiếm, cưỡi ngựa và bơi lội xuất chúng.
Sức khỏe của ông được mô tả là có thể bẻ cong một thanh sắt, ông luôn quan tâm tới sức khỏe của mình như câu châm ngôn: "Sức khỏe cường tráng trong một tinh thần minh mẫn".
Những phác họa về quá trình bay của chim khi ông nghiên cứu về cách giúp con người bay lượn khiến các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc khi nó đạt tới sự chính xác vô cùng cao mà chỉ có những máy quay hiện đại với tốc độ vô cùng chậm mới có thể quan sát được.
Những giải phẫu của ông chính xác tới chi tiết.
Những bức vẽ về dòng nước chảy xiết hay cây cối, những cơn gió... cũng đạt tới sự chính xác khoa học.
Những giác quan được ông rèn luyện để giúp nhận thức khoa học, ông cho rằng đôi mắt chính là giác quan kỳ diệu nhất giúp con người nhận thức thế giới bên ngoài.
Những định kiến xã hội đã cản trở ông công bố những công trình nghiên cứu của mình về giải phẫu học.
Trong cuốn "The Lives of the Artists" (Cuộc đời các nghệ sĩ) của Giogio Varasi khi viết về danh họa này có đoạn:
"Thiên đàng đôi khi phái xuống cho chúng ta những người không chỉ đại diện cho nhân loại mà còn cho cả thần thánh".
Một bức họa cho thấy thiên tài của ông về giải phẫu học.
Những bức họa phác họa trong những cuốn sổ tay của ông khiến chúng ta cảm thấy chúng vô cùng sống động, đầy sức sống. Điều mà đôi khi cả những bức ảnh cũng không thể mang lại cảm giác như vậy.
Nhà nghiên cứu nghệ thuật Clayton làm việc tại bảo tàng quốc gia Ireland nói rằng:
"Ông ấy là một nhà giải phẫu vĩ đại nhưng không chỉ là một nhà giải phẫu quan trọng... một trong những điều đáng tiếc trong sự nghiệp của ông là tất cả những nổ lực nhằm hiểu biết về giải phẫu học không được đưa ra ánh sáng cho tới tận ngày nay"
Nghệ thuật của ông còn sắc sảo hơn ảnh chụp.
"Kể cả bây giờ, những bức vẽ còn lại là những tuyệt phẩm chưa từng có ai có thể đạt tới. Nghệ thuật của ông ấy còn tuyệt vời hơn những bức ảnh chụp".
Bức tranh Rửa tội Christi do người thầy của ông là Verrocchio phác thảo cho các nhà tu của Vallombrosa hiện có thể được xem tại Viện hàn lâm Firenze.
Theo Vasari thì thiên thần quỳ bên trái là do Leonardo thêm vào. Khi Verrocchio nhìn thấy, ông đã nhận ra được tính nghệ thuật hơn hẳn so với phần còn lại của chính tác phẩm của ông và người ta kể rằng từ đấy ông tuyên bố vĩnh viễn từ bỏ hội họa.
Những kỹ thuật vẽ của ông cũng vô cùng độc đáo mà chưa từng có nghệ sĩ nào trước đó sử dụng, chính điều này khiến những bức họa của ông mang một màu sắc mờ ảo tinh tế.
Chính những định kiến thời bấy giờ cùng hoàn cảnh xã hội đã khiến cho công việc của ông gặp nhiều khó khăn, nhiều tác phẩm của ông dỡ dang và thất lạc khi ông chạy trốn chiến tranh.
Tài liệu ( ST)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã comment.