Sau khi chúng tôi đăng bài "Chuyện lạ về “thần dược” cây Lược vàng", độc giả nhiều nơi đã trực tiếp gọi điện liên lạc đến tòa soạn bày tỏ sự cám ơn vì thông tin về tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu bạn đọc, phóng viên chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sỹ Nguyễn Thế Dân - Giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa xung quanh tác dụng và cách bào chế, sử dụng cây Lược vàng.Thưa bác sĩ, với những kết quả thu thập bước đầu về tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng, xin ông cho biết cách sử dụng chữa bệnh hiệu quả nhất?
Bác sĩ Nguyễn Thế Dân: Trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hàng trăm trường hợp và báo cáo tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về kết quả trồng và sử dụng cây Lược vàng trong chữa bệnh” được tổ chức tại Thanh Hóa ngày 16-4-2008. Cây Lược vàng được đánh giá là cây thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Tại hội thảo với sự góp mặt của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Thanh Hóa, Câu lạc bộ Hàm Rồng cùng nhiều đại biểu Sở Y tế, Sở Khoa học công nghệ, Công ty Cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa và đại diện Hội Đông y tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Hòa Bình, nhiều kinh nghiệm trồng và sử dụng cây Lược vàng chữa bệnh đã được đưa ra chia sẻ, phổ biến. Trong thời gian qua, trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa đã trực tiếp gửi tặng cho các đơn vị, tổ chức y tế tỉnh bạn hàng ngàn cây Lược vàng làm giống và bào chế sử dụng.
Theo đó, cây Lược vàng có thể sử dụng toàn bộ thân, lá, rễ làm thuốc. Việc chế biến và sử dụng cây Lược vàng có thể tiến hành theo các cách đơn giản như sau: rửa sạch Lược vàng tươi, dùng nhai, nuốt hoặc hấp cơm ăn từ 3 đến 9 lá mỗi ngày. Dùng thân cây tươi thái mỏng, ngâm rượu, sau chừng 1 tháng rượu sẽ đổi sang màu đỏ như rượu vang là dùng được.
Mỗi ngày nên uống 3 chén nhỏ trước mỗi bữa ăn chừng 30 phút. Lá và thân cũng có thể phơi khô, pha uống thay chè. Nhìn chung, việc sử dụng cây Lược vàng được chế biến theo 2 dạng sản phẩm: dạng dùng uống bên trong là si-ro, rượu Lược vàng nhằm điều trị các bệnh viêm nội tạng, tiểu đường, ung bướu và các di chứng của bệnh tim mạch... và dạng xoa bóp bên ngoài bằng rượu Lược vàng chữa các bệnh về răng miệng, viêm họng, xoa bóp chữa các vết thương bị tụ máu, chữa đau lưng, nhức gân xương, thoái hóa khớp...
Xin ông cho biết tác dụng phụ cần tránh khi sử dụng cây Lược vàng?
Theo kinh nghiệm, cây Lược vàng có tính mát, không độc, có khả năng hạ huyết áp. Do đó, khi sử dụng theo dạng uống như ngâm rượu, làm si-rô thì không nên uống với liều lượng quá nhiều, đề phòng tụt huyết áp.
Cụ thể, đối với những bệnh nhân ung thư và mang mầm bệnh ung thư đã phục hồi sức khỏe khi dùng thuốc từ cây Lược vàng, liệu đây có phải là tác dụng thực sự hay chỉ là ngẫu nhiên? - Hiện chưa có bất cứ công trình khoa học nào nghiên cứu và đưa ra khẳng định chắc chắn về vấn đề này nhưng theo kinh nghiệm của rất nhiều người đã sử dụng thành công, thì cây Lược vàng có những tác dụng tích cực. Cũng không thể khẳng định là những bệnh nhân ung thư khỏi hoàn toàn khi sử dụng dược phẩm Lược vàng. Trên thực tế, việc hồi phục sức khỏe sau khi bị suy sụp, đã là dấu hiệu tốt, rất đáng mừng đối với các bệnh nhân. Còn việc các tế bào ung thư tái phát trở lại vào thời gian nào thì không thể biết trước.
Tuy nhiên, những thông tin về Cây lược vàng chữa bệnh ung thư, dạ dày, ung bướu, đại tràng, đục thuỷ tinh thể, sỏi thận... cần có thời gian nghiên cứu của các hội đồng chuyên ngành mới có thể khẳng định một cách chắc chắn.
Xin cám ơn ông!
Ông Phạm Minh Chính, Chủ tịch hội Đông y Thanh Hoá cho biết, do tò mò trước thông tin chữa bệnh nên đã tìm và xin về trồng. Trước tiên thử nghiệm về tính độc hại của Lược vàng, dùng 1 – 2 nhai nuốt nhưng không có cảm giác gì lạ: không đắng, không chua, không ngọt, không mặn. Nhiều người nhai 4-5 lá trong ngày cũng không thấy ảnh hưởng gì. Qua theo dõi và tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh thì thấy tác dụng cầm máu và giảm đau là rõ rệt nhất.
Riêng ông Phạm Minh Chính đã bị đau quanh khớp vai từ nhiều năm, vận động đi lại khó khăn. Sau khi uống rượu Lược vàng cảm giác đau biến mất, các động tác giơ tay lên cao và giang tay dễ dàng hơn nhiều. Trường hợp chảy máu chân răng, sâu răng có tác dụng khá hiệu quả. Thực tế cho thấy, nhai nuốt lá Lược vàng cũng chữa được viêm mũi dị ứng, viêm họng, khỏi chảy máu chân răng, dứt cơn đau và chắc răng trở lại.
Sau khi chúng tôi đăng bài "Chuyện lạ về “thần dược” cây Lược vàng", độc giả nhiều nơi đã trực tiếp gọi điện liên lạc đến tòa soạn bày tỏ sự cám ơn vì thông tin về tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng. Nhằm đáp ứng yêu cầu bạn đọc, phóng viên chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sỹ Nguyễn Thế Dân - Giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa xung quanh tác dụng và cách bào chế, sử dụng cây Lược vàng. Thưa bác sĩ, với những kết quả thu thập bước đầu về tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng, xin ông cho biết cách sử dụng chữa bệnh hiệu quả nhất? Bác sĩ Nguyễn Thế Dân: Trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hàng trăm trường hợp và báo cáo tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về kết quả trồng và sử dụng cây Lược vàng trong chữa bệnh” được tổ chức tại Thanh Hóa ngày 16-4-2008. Cây Lược vàng được đánh giá là cây thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Tại hội thảo với sự góp mặt của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Thanh Hóa, Câu lạc bộ Hàm Rồng cùng nhiều đại biểu Sở Y tế, Sở Khoa học công nghệ, Công ty Cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa và đại diện Hội Đông y tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Hòa Bình, nhiều kinh nghiệm trồng và sử dụng cây Lược vàng chữa bệnh đã được đưa ra chia sẻ, phổ biến. Trong thời gian qua, trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa đã trực tiếp gửi tặng cho các đơn vị, tổ chức y tế tỉnh bạn hàng ngàn cây Lược vàng làm giống và bào chế sử dụng. Theo đó, cây Lược vàng có thể sử dụng toàn bộ thân, lá, rễ làm thuốc. Việc chế biến và sử dụng cây Lược vàng có thể tiến hành theo các cách đơn giản như sau: rửa sạch Lược vàng tươi, dùng nhai, nuốt hoặc hấp cơm ăn từ 3 đến 9 lá mỗi ngày. Dùng thân cây tươi thái mỏng, ngâm rượu, sau chừng 1 tháng rượu sẽ đổi sang màu đỏ như rượu vang là dùng được. Mỗi ngày nên uống 3 chén nhỏ trước mỗi bữa ăn chừng 30 phút. Lá và thân cũng có thể phơi khô, pha uống thay chè. Nhìn chung, việc sử dụng cây Lược vàng được chế biến theo 2 dạng sản phẩm: dạng dùng uống bên trong là si-ro, rượu Lược vàng nhằm điều trị các bệnh viêm nội tạng, tiểu đường, ung bướu và các di chứng của bệnh tim mạch... và dạng xoa bóp bên ngoài bằng rượu Lược vàng chữa các bệnh về răng miệng, viêm họng, xoa bóp chữa các vết thương bị tụ máu, chữa đau lưng, nhức gân xương, thoái hóa khớp... Xin ông cho biết tác dụng phụ cần tránh khi sử dụng cây Lược vàng? Theo kinh nghiệm, cây Lược vàng có tính mát, không độc, có khả năng hạ huyết áp. Do đó, khi sử dụng theo dạng uống như ngâm rượu, làm si-rô thì không nên uống với liều lượng quá nhiều, đề phòng tụt huyết áp. Cụ thể, đối với những bệnh nhân ung thư và mang mầm bệnh ung thư đã phục hồi sức khỏe khi dùng thuốc từ cây Lược vàng, liệu đây có phải là tác dụng thực sự hay chỉ là ngẫu nhiên? - Hiện chưa có bất cứ công trình khoa học nào nghiên cứu và đưa ra khẳng định chắc chắn về vấn đề này nhưng theo kinh nghiệm của rất nhiều người đã sử dụng thành công, thì cây Lược vàng có những tác dụng tích cực. Cũng không thể khẳng định là những bệnh nhân ung thư khỏi hoàn toàn khi sử dụng dược phẩm Lược vàng. Trên thực tế, việc hồi phục sức khỏe sau khi bị suy sụp, đã là dấu hiệu tốt, rất đáng mừng đối với các bệnh nhân. Còn việc các tế bào ung thư tái phát trở lại vào thời gian nào thì không thể biết trước. Tuy nhiên, những thông tin về Cây lược vàng chữa bệnh ung thư, dạ dày, ung bướu, đại tràng, đục thuỷ tinh thể, sỏi thận... cần có thời gian nghiên cứu của các hội đồng chuyên ngành mới có thể khẳng định một cách chắc chắn. Xin cám ơn ông! Ông Phạm Minh Chính, Chủ tịch hội Đông y Thanh Hoá cho biết, do tò mò trước thông tin chữa bệnh nên đã tìm và xin về trồng. Trước tiên thử nghiệm về tính độc hại của Lược vàng, dùng 1 – 2 nhai nuốt nhưng không có cảm giác gì lạ: không đắng, không chua, không ngọt, không mặn. Nhiều người nhai 4-5 lá trong ngày cũng không thấy ảnh hưởng gì. Qua theo dõi và tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh thì thấy tác dụng cầm máu và giảm đau là rõ rệt nhất. Riêng ông Phạm Minh Chính đã bị đau quanh khớp vai từ nhiều năm, vận động đi lại khó khăn. Sau khi uống rượu Lược vàng cảm giác đau biến mất, các động tác giơ tay lên cao và giang tay dễ dàng hơn nhiều. Trường hợp chảy máu chân răng, sâu răng có tác dụng khá hiệu quả. Thực tế cho thấy, nhai nuốt lá Lược vàng cũng chữa được viêm mũi dị ứng, viêm họng, khỏi chảy máu chân răng, dứt cơn đau và chắc răng trở lại. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã comment.